Chắc hẳng bạn thường nghe qua về âm bass, âm mid và âm treble nhưng không thật sự hiểu rõ về các dải tần số âm thanh này là như thế nào? Bài viết dưới đây, hãy cùng Showroom Đức Mạnh Audio tìm hiểu về khái niệm tần số âm thanh là gì? Âm bass, âm mid và âm treble là gì?
Âm thanh là gì? Tần số âm thanh là gì?
Âm thanh là các dao động cơ học (biến đổi vị trí qua lại) của các phần tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng. Âm thanh giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, hiên độ và vận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh).
Tần số âm thanh hay còn gọi là tần số nghe được là tần số phù hợp với tai nghe của con người trong dải tần số từ khoảng 20Hz đến khoảng 20kHz tương đương với tần số dao động của âm thanh trong không khí từ 20 đến 20.000 lần trong 1 giây.
Để có thể xách định rõ hơn người ta thưởng chia dải tần số từ 20Hz đến 20kHz này ra làm 3 dải tần khác nhau bao gồm: Bass - Mid- Treble. Những tần số dao động dưới 20Hz được gọi là hạ âm, còn trên 20kHz thì được gọi là siêu âm.
Tìm hiểu về âm Bass, âm Mid và âm Treble
Âm Bass
Âm bass là dải tần số bị người nghe đánh giá sai lệch nhiều nhất, thường nhầm lẫn giữa độ sâu và cường độ của âm bass. Thực chất âm bass là dãy âm tần số thấp, âm bass tốt sẽ giúp cho bạn cảm nhận được âm thanh rõ ràng hơn, âm thanh được tái tạo lại cũng trò trị và đầy đủ sắc thái hơn.
Âm bass thường được chia thành 3 loại bass chính bao gồm:
Loss bass (Deep bass): ~ 20Hz – 80Hz.
Bass: ~ 8-Hz – 320Hz
Upper bass (High bass): ~ 320Hz – 500Hz.
Âm bass được ví như là một bộ khung xương của âm thanh nhưng thật ra rất khó để tái tạo hoàn hảo dãy âm tần này bởi âm bass còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như: phòng nghe, dàn loa, amply, dây tín hiệu, nguồn nhạc…
Ngoài các yếu tố này thì để có được âm bass hay thì người chỉnh cũng cần phải có 1 đôi tai nhạy bén và biết cách test âm bass, khắc phục được các lỗi như âm bass bị rền, âm bass có đuôi, nghe không chắc…
Âm Mid
Âm mid hay còn gọi là âm trung là dải tầm âm thanh rất phổ biến trong cuộc sống, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Loại âm này bao gồm : tiếng nói, tiếng động vật, âm thanh từ vật dụng, xe cộ… Sở hữu dải tần trong khoảng từ 500Hz đến dưới 6kHz.
Âm mid thường được chia thành 3 mức cơ bản bao gồm:
Low mid: ~ 500Hz – 1kHz.
Mid: ~ 1kHz – 2kHz.
High mid: ~2kHz – 6kHz.
Âm mid được chuẩn khi tái tạo âm thanh một cách rõ ràng, mượt mà, giúp cho người nghe có thể cmr nhận được sự ấm ấp trong từng nốt nhạc, rõ ràng và chi tiết trong âm thanh, mang lại cảm giác dễ chịu khi thưởng thức âm nhạc.
Âm Treble
Âm Trebe (còn được gọi là HI) là một dãy âm thanh có âm tần cao, được tinh chỉnh cho tiếng bổng của âm thanh. Nếu như âm bass là âm trầm thì âm treble chính là âm bổng, mang lại âm thanh vang cho dàn âm thanh. Hiểu một cách đơn giản hơn bạn có thể liên tưởng đến tiếng kêu leng keng phát ra âm thanh từ kim loại khi ta gõ vào.
Một dải tần số âm thanh treble thường dao động trong khoảng từ 6kHz – 20kHz là có thể nghe được giai điện có độ chi tiết, sắc bén cao, thánh thót và trong trẻo cũng như tránh được hiện tượng gây chói gắt khó chịu cho người nghe.
Có thể nói rằng âm treble chính là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên điểm nhấn nhá trong một bản nhạc. Nếu như âm bass có nhiệm vụ dẫn dắc, âm mid mang lại sự hài hòa thì âm treble sẽ làm cho giải điệu của bản nhạc trở thêm phần sống động hơn.
Một số thuật ngữ thường dùng trong dải tần số âm thanh
Một số thuật ngữ thường dùng trong dải tần số âm thanh bao gồm:
Airy: Khả năng bay xa và cao của âm thanh.
Analytical: Khả năng tách các lớp bè của bản nhạc.
Balance: Các dải tần số âm thanh có sự cân bằng
Bassy: Dải tần âm thanh trầm được thể hiện tốt, có độ chắc sâu cảm xúc.
Bloat: Những tiếng trung hoặc trần khoảng 250Hz bị thừa nghe um um khó chịu
Boomy: Dải tần âm bass bị rền nặng nề, thường gặp ở các dòng loa chất lượng không tốt.
Bright/Brightness: Dải tần số âm thanh cao có độ sáng trong và hay
Congestion: Các dải âm bị chồng lấn lên nhau
Dark/Dull: Chỉ những thiết bị cho âm trung và cao không nổi trội
Depth: Chiều sâu của không gian thưởng thức âm thanh
Details: Các chi tiết âm thanh, dải tần tốt hay không
Forward: Chỉ dải tần âm thanh trung mid có cường độ lấn áp hơn
Harsh: Hiện tượng chói gắt của loa khi thể hiện các tần số âm thanh ngưỡng cao. Bạn sẽ gặp trường hợp này nếu lựa chọn amply có trở kháng cao với những dòng loa có trở kháng thấp hơn.
Imaging: Âm hình có thể định vị sắp xếp vị trí các nhạc cụ trong khi sử dụng.
Muddy: Nghe không rõ tiếng như kiểu bạn bịt lỗ tai và cố nghe các âm thanh từ bên ngoài. Trong dàn âm thanh hội trường, karaoke gia đình nếu đặt loa vào trong góc thì bạn sẽ cảm nhận được cái muddy này.
Openess: Sự mở rộng không gian hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, độ cao của không gian
Sibilant: Âm gây chói gắt thường nằm trong dải tần số âm thanh rất cao.
Fun: Âm có độ căng của bass rất dễ để phân biệt
Lush: Dải tần số mang đến sự ấm áp và bao trùm không gian xung quanh
תגובות