top of page
Ảnh của tác giảMạnh Đức

Cục đẩy công suất là gì? Tác dụng của cục đẩy công suất là gì?

Cục đẩy công suất là gì? Tác dụng của cục đẩy công suất là gì ? Đây là những câu hỏi thường gặp đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về dàn âm thanh karaoke gia đình. Bài viết dưới đây, Showroom âm thanh Đức Mạnh Audio xin trả lời câu hỏi này với mong muốn sẽ giúp cho các bạn có kiến thức nhất định về âm thanh.

Cục đẩy công suất là gì? Tác dụng của cục đẩy công suất là gì?

Cục đẩy công suất là thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh qua loa trước khi đến tai của người nghe, giúp khuếch đại và đẩy công suất toàn bộ dàn âm thanh lên tới mức đáp ứng phục vụ nhu cầu của người sử dụng.



Khi sử dụng cục đẩy công suất trong dàn âm thanh sẽ giúp giảm thiểu méo tiếng của loa, âm thanh khi hát karaoke nhẹ hàng hơn, hẹn chế được những rủi ro do hư hỏng loa và các thiết bị khác như: Amply, micro… Việc kết nối giữa loa và cục đẩy công suất phù hợp đúng kỹ thuật sẽ giúp cho dàn âm thanh của bạn hoạt động ổn định, bền bỉ hơn.

Tính năng của cục đẩy công suất

Cục đẩy công suất có thể thay thế toàn bộ dàn amply vì cục đẩy có thể tải được 1 đến 2 cặp loa công suất lớn , phục vụ âm thanh chuyên nghiệp cho dàn karaoke gia đình, quán bar, sân khấu… Cho chất lượng âm thanh tốt hơn, tín hiệu âm thanh vang xa, rõ ràng, nhẹ nhàng và trung thực hơn, giúp cho tín hiệu luôn luôn được ổn định không bị nhiễu sóng.



Cấu tạo chính của cục đẩy công suất

Cấu tạo cơ bản của cục đẩy công suất bao gồm:

  • Vỏ máy: giúp bảo vệ tốt các linh kiện bên trong nên thường sẽ được thiết kế từ kim loại cao cấp có độ cứng và độ bền cao. Các khe tản nhiệt trên vỏ máy cân bằng nhiệt độ thiết bị để giúp cho thiết bị không bị ảnh hưởng khi hoạt động liên tục gây ra tình trạng quá tải và gây hư hỏng.

  • Thân máy: Bao gồm các linh kiện, phụ kiện và các bo mạch nhỏ, là phần quyết định đến chất lượng của cục đẩy công suất.

  • Biến áp nguồn: là thiết bị chuyên năng lượng giữa 2 hoặc nhiều mạch thông qua cảm ứng điện từ, được sử dụng nhằm để tăng hoặc giảm điện áp xoay chiều.

  • Mạch công suất: Có chức năng chính là nhận tín hiệu âm thanh đầu vào, sau đó sẽ khuếch đại công suất và cho âm thanh đầu ra có công suất mạnh mẽ hơn.

  • Sò công suất: là bộ phận bán dẫn kết hợp với IC.

  • Quạt tản nhiệt: giúp đảo bảm cho thiết bị hoạt động ổn định liên tục mà không bị ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy. Hầu hết, cục đẩy công suất hiện nay đều có 2 quạt tản nhiệt để làm mát những bộ phận linh kiện bên trong.



Khi nào nên sử dụng cục đẩy công suất?

Cục đẩy công suất giúp cho âm thanh to khỏe hơn, sử dụng nhiều không gian khác nhau nên khó có một nguyên tắc chung nào để quyết định có nên sử dụng cục đẩy công suất hay không? Nhưng nếu bạn đang băn khoăn thì có thể tham khảo một số trường hợp dưới đây nên dùng cục đẩy công suất:

  • Ở những phòng hát có không gian rộng, chất lượng tiêu âm tốt cho âm thanh chân thực hơn, các âm thanh phảm xạ bị triệt tiêu thì nên sử dụng cục đẩy công suất bởi công suất dàn âm thanh lớn hơn thì mới có thể nghe rõ tiếng.

  • Độ nhạy và trỏ kháng cao cần sử dụng những dòng amply công suất thấp và ngược lại trở kháng chỉ 40hm, độ nhạy thấp dưới 90dB thì nên sử dụng amply có công suất cao.

  • Mỗi người sẽ có một sở thích về dòng nhạc khác nhau. Đối với những dòng nhạc trữ tình nhẹ hàng thì chỉ cần một chiếc amply công suất 40W là vừa đủ, còn đối mới các bạn muốn nghe nhạc mạnh thì nên sử dụng cục đẩy công suất trong trường hợp này.

  • Khoảng cách giữa người nghe tới loa quá xa thì bạn nên sử dụng cục đẩy công suất bất kể không gian căn phòng rộng hay không.



Một số lưu ý khi sử dụng cục đẩy công suất trong dàn âm thanh

  • Đặt cục đẩy công suất ở nên khô ráo, tránh nước và lửa, không đặt các vật nặng lên cục đẩy công suất vì sẽ làm ảnh hưởng tới bo mạch.

  • Tắt nguồn cục đẩy công suất trước khi kết nối với các thiết bị như loa và amply.

  • Điện nguồn cung cấp cho toàn bộ dàn âm thanh phải lớn nên cần các dây điện chất lượng để tránh những tình trạng điện áp không ổn định.

  • Vặn âm lượng của cục đẩy công suất về 0 trước khi mở nguồn. Chờ từ 5 đến 10 phút rồi tăng âm lượng lên, không nên để ở mức âm lượng cao nhất

7 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page